Người Chăm dệt thổ cẩm – ThoCamMela

Người Chăm dệt thổ cẩm – ThoCamMela

Người Chăm được biết đến với nghề dệt thổ cẩm lâu đời, hình thành từ rất sớm và đã phát triển đến mức tinh xảo. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nghề dệt thổ cẩm Chăm hình thành và phát triển như thế nào trong quá trình lịch sử.

Đến thổ cẩm Chăm, bạn sẽ thực sự bị cuốn hút bởi những tấm thổ cẩm sống động đầy màu sắc lạ, vừa chân phương, vừa mộc mạc. Bởi chất liệu và cách thể hiện đường nét, hoa văn…mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc Chăm. Điểm độc đáo là mỗi tấm thổ cẩm đều có những nét riêng cho dù cùng được dệt bằng đôi bàn tay tài hoa của một người thợ. Đứng trước hàng nghìn tấm thổ cẩm, nhưng bạn khó có thể tìm được sự trùng lặp về hoa văn, kiểu cách…bởi mỗi người thợ, mỗi nghệ nhân khi tạo ra sản phẩm đều làm theo sự sáng tạo, ngẫu hứng riêng.

Det-tho-cam-Cham-ThoCamMela

Dệt thổ cẩm Chăm:

Nguyên liệu:

Ngày nay, tất cả các nguồn nguyên liệu từ sợi cho đến sản phẩm nhuộm đều được mua trên thị trường. Nhưng trước kia, khoảng thập niên 50 trở về trước, người Chăm thường trồng bông để lấy sợi. Bông vải thu hoạch theo mùa được đánh tơi xốp rồi kéo thành sợi. Một số dân tộc còn khai thác chất liệu vỏ cây (vỏ sui) kéo thành sợi. Kỹ thuật lấy sợi và mắc thành cuộn sợi dọc ( nuh papan ) theo các qui trình sau (thể hiện qua vật liệu):

– Giá tách hạt               : Vak ywơk kapah
– Cung bật bông          : Ganuk pataik
– Xa quấn tơ               : Vak mưk kabwak
– Xa bắt chỉ                : Ssia livei
– Xa đánh ống            : Ssia trauw
– Giá mắc sợi            : Haniel linguh
– Khung xỏ go           : Danauk pachakauw

Đây là cả một qui trình khá phức tạp và công phu. Trước tiên người thợ tách hạt bông trên giá tách hạt, rồi lấy cây cung bắn cho các thớ bông bung ra. Sau khi bông được trải thành thớ mỏng, họ dùng thanh tre có một đầu nhọn cuộn chúng lại thành từng con bông để rút và se sợi. Tiếp đến là những công đoạn như: Quay thành cuộn, ngâm đập, nhuộm, hồ, chải và đánh óng. Khâu sau cùng mắc thành cuộn sợi dọc và bắt go để lên hoa văn chuẩn bị đưa vào khung dệt.

Các dụng cụ dùng để se sợi

Chế biến phẩm nhuộm:

Màu nhuộm dành cho thổ cẩm có thể được tạo ra từ nhiều chất liệu thiên nhiên và phương pháp khác nhau:
– Màu đen: ngâm lá chùm bầu với bùn non từ ba đến bảy ngày đêm hoặc ngâm lá chàm
– Màu nâu hoặc màu đỏ sẫm lấy từ các loại vỏ cây.
– Màu xanh: nung vỏ ốc suối thật khô, ngâm thành vôi rồi trộn với nước lá krum; hoặc ngâm lá chàm
– Màu đỏ: giã vỏ cây krung già ra, nấu lên.
– Màu nâu đỏ: ngâm giấm vỏ cây sủi, đun sôi khoảng ba giờ và làm mát qua đêm, pha thêm phèn rồi ngâm sợi vải ở nhiệt độ 800C.
– Màu vàng: nhuộm từ củ nghệ.
Sau khi nhuộm, sợi được phơi khô.  Người thợ nhuộm sử dụng một chiếc bàn chải (kruamrai), chải dọc theo cuộn sợi để gỡ sạch các vụn màu, vỏ cây.

Màu sắc nhuộm vải tự nhiên

Kỹ thuật dệt:

Có 2 loại khung: Loại dệt dạng tấm và loại dệt dạng dải.

– Loại dệt dạng tấm: Danưng mưnhim ban khan. Là loại dệt ra các sản phẩm như: Khăn bàn, xà rông, khăn quàng, mền, drap… với kích thước tối đa là 95cm – 240cm.

– Loại dệt dạng dải: Danưng mưnhim jih dalah. Dệt ra các sản phẩm như: Jih, dalah, dây lưng… với kích thước 2cm, 24cm – 100cm.

Hai loại khung này gồm nhiều bộ phận rời được lắp ghép lại với nhau. Tuy nhiên tuỳ theo đặc điểm cấu tạo mỗi loại khung mà kỷ thuật dệt có khác nhau. Ở khung dệt dải, thợ dệt ngồi trên ghế, sử dụng đôi chân đạp con ngựa (athaih) tách mặt sợi nền, tay phải kéo go bắt bông và chặt sợi (nếu sản phẩm phải lên nhiều go (8 – 13 go), cần thêm một thợ phụ để giúp kéo go), tay trái luồn thoi chỉ qua lại. Trong khi ở khung dệt tấm, người thợ ngồi bẹp xuống nền nhà, vận dụng cả thân người với sợi dây giăng thật căng ở đằng sau lưng để giữ mặt nuh papan căng hay chùng tuỳ trường hợp; sau đó người thợ cầm, ấn, xách các dụng cụ phụ như bbar bingu, bbar chakauw… để tách mặt sợi, làm thao tác bắt bông, luồn dao dệt, đưa thoi và dập sợi.

Khung-det-tho-cam-dang-tam-ThoCamMela

Hoa văn thổ cẩm Chăm

Trên nền vải thường được ưa thích là màu đen hay đỏ, các đồ án trang trí phần lớn theo kiểu hoa văn hình học. Có loại hoa văn được bố trí trên toàn mặt vải như: Bingu tamun (bông mặt võng), Cham birow (Chàm mới), tuk hop, bingu jal…

Ngoài các dạng hoa văn hình học, người ta còn nhận ra các loại hoa văn động vật được cách điệu rất linh hoạt như: Rồng (garai,makara), phụng (arut, garuda), chim trão (hơng), công (amrak)…

Hoa văn thổ cẩm Chăm rất phong phú và đa dạng. Ngoài ra các hoa văn đã thất truyền (chỉ được biết qua hình ảnh được chụp từ đầu thế kỷ, nay còn lưu giữ bảo tàng bên Pháp), nghệ nhân Thuận Thị Trụ đã sưu tầm được hơn 30 hoa văn nền. Từ đó chị đã cách điệu ra khoảng 50 hoa văn khác.
Trong sinh hoạt xã hội Chăm, người ta có thể phân biệt giai cấp hoặc mức độ sang hèn chỉ qua hoa văn trên y phục của đối tượng được quan sát. Như người đàn bà Chăm thuộc tầng lớp trên thì mặc chăn biywon haraik…

By: Lê Thị Anh Thư

0919.39 79 80

Email: thulta0406@gmail.com

21 thoughts on “Người Chăm dệt thổ cẩm – ThoCamMela

  1. Sản phẩm thổ cẩm này thành phẩm giá cao không ạ, mình nên sử dụng và bảo quản như thế nào thì tốt nhất?
    Cám ơn !
    Biu Nguyễn – TP.HCM

    Like

    • Chào Quý,

      Mình cũng rất thích việc sở hữu những sản phẩm từ thiên nhiên cùng với màu sắc tự nhiên của chúng. Chỉ có những sản phẩm như vậy thì độ bền mới cao và rất tốt cho người sử dụng. Vải từ những loại này rất thoáng mát và dễ chịu khi sử dụng.

      Chúc Quý luôn vui khỏe và thành công,
      Trân trọng,
      Lê Thư
      Thổ cẩm Mela
      0919397980

      Like

    • Chào bạn,

      Cảm ơn bạn đã yêu thích thổ cẩm. Có rất nhiều mặt hàng mà bạn sẽ ưa dùng đấy. Hãy liên hệ để được tư vấn nhé.
      cảm ơn bạn,
      Lê Thư
      Thổ cẩm Mela
      0919397980

      Like

  2. Chào chị!
    Dệt thổ cẩm quả nhiên là quy trình phức tạp và công phu, đòi hỏi không chỉ sự khéo léo mà còn cần mẫn, mỗi sản phẩm tạo ra đều mang một nét đẹp không chỉ từ những nguyên vật liệu làm nên mà còn mang nét đẹp của người dệt thổ cầm. Em cảm thấy thú vị với bài chia sẻ của chị. Cám ơn chị!
    Chúc chị một ngày làm việc hiệu quả.
    VÕ THỊ THU THỦY
    http://ketoankiemtoan.info
    http://vothithuthuy.com

    Like

    • Chào Thủy,

      Đối với các dân tộc thì việc tạo ra những trang phục độc đáo là cách họ đánh giá về phẩm chất cũng như sự khéo léo, giỏi giang của người phụ nữ. Chính vì thế thổ cẩm không chỉ là những mảnh vải thông thường, mà nó còn truyền tải tâm tư, tình cảm của người tạo ra nó.

      Cảm ơn bạn đã quan tâm.
      Trân trọng,
      Lê Thư
      Thổ cẩm Mela
      0919397980

      Like

  3. Em chào chị !
    Em từng thấy người ta dệt thổ cầm trên truyền hình, bây giờ được đọc tận mắt quá trình đó cụ thể, chi tiết hơn, em có thêm nguồn hiểu biết về nó, rất hay.
    cảm ơn chị đã chia sẻ bài viết.
    Chúc chị cuối tuần vui vẻ.
    VÕ OANH DIỄM
    vooanhdiem94@gmail.com

    Like

    • Chào Diễm,

      Rất vui khi thấy phản hồi này của bạn. Niềm vui chia sẻ là niềm vui được nhân đôi.
      Chúc Diễm thành công trong cuộc sống và luôn vui khỏe.
      Trân trọng,
      Lê Thư
      Thổ cẩm Mela
      0919397980

      Like

    • Chào bạn,

      Cảm ơn bạn, rất vui vì bạn đã có những trải nghiệm tuyệt vời với thổ cẩm Chăm.
      Chúc bạn ngày càng nhiều có sự trải nghiệm thú vị.

      Chúc sức khỏe và thành công,
      Lê Thư
      Thổ cẩm Mela
      0919397980

      Like

  4. chào bạn!
    chi sẻ bạn rất hay. mình rất thích dòng thổ cầm này
    nếu được đưa vào thiết kế hay có những sản phẩm để trang trí thì quá tuyệt.
    Đặng Phước Lâm
    phuoclam0804@gmail.com

    Like

    • Chào bạn,

      Thổ cẩm hiện nay rất đa dạng, từ túi xách, thời trang cho đến những vật dụng thường ngày. Thậm chí thổ cẩm hiện nay còn được dùng trang trí nội thất mang hơi thở rất mới lạ. Nếu bạn đã quan tâm đến thổ cẩm như vậy thì vui lòng theo dõi các chia sẻ tiếp theo sau nhé.

      Chúc sức khỏe và thành công,
      Lê Thư
      Thổ cẩm Mela
      0919397980

      Like

    • Chào bạn,

      Bạn là người rất có tâm huyết với những ngành truyền thống. Hy vọng thổ cẩm sẽ đứng vững trong tương lai.
      Cảm ơn sự quan tâm của bạn.
      Chúc bạn luôn vui khỏe
      Lê Thư
      Thổ cẩm Mela
      0919397980

      Like

  5. Chào chị,

    Mình thích nhất là Màu nhuộm dành cho thổ cẩm có thể được tạo ra từ nhiều chất liệu thiên nhiên. Mình thấy màu thiên nhiên rất đẹp và chất

    Thuỳ Trinh

    Like

    • Chào bạn,

      Màu tự nhiên được tạo ra rất công phu, màu sắc lại rất đẹp và tự nhiên. Chính vì thế nên sản phẩm cho ra rất đẹp và màu lại không phai. Bởi thế những sản phẩm vải được nhuộm của người dân tộc rất bền màu và càng sử dụng, màu sắc càng đẹp.

      Chúc bạn luôn vui khỏe.
      Lê Thư
      Thổ cẩm Mela
      0919397980

      Like

  6. Chào bạn,

    Mình đang tìm thông tin vềngười Chăm thì đọc được bài viết của bạn. Rất nhiều điều làm mình tâm đắc. Trong sinh hoạt xã hội Chăm, người ta có thể phân biệt giai cấp hoặc mức độ sang hèn chỉ qua hoa văn trên y phục của đối tượng được quan sát

    Chúc bạn có nhiều chia sẻ hay như thế nhé,
    Nguyễn Thanh Phượng
    Chủ sáng lập hoa lan FALA
    http://fala.vn
    http://thanhphuong.net

    Like

    • Chào bạn,

      Nếu chịu khó tìm hiểu và quan sát, chúng ta sẽ hiểu được phần nào về phong tục, tập quán của các dân tộc mà chúng ta tiếp xúc. Vì chúng được thể hiện rất rõ nét ngay trên trang phục của họ.

      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến thổ cẩm.
      Lê Thư
      Thổ cẩm Mela
      0919397980

      Like

Leave a reply to thocammela Cancel reply