Chiếc khăn Piêu

Chỉ trừ một bộ phận phụ nữ ngành Thái trắng đội nón tát, còn đa số phụ nữ Thái Mường Thanh (Lai Châu), Mường La (Sơn La), Mường Lò (Lào Cai), đều đội khăn vải. Khăn vải dùng để đội trên đầu người Thái gọi là Piêu. Nói về bộ trang phục nữ Thái không thể thiếu chiếc khăn Piêu. Chiếc khăn Piêu được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó thể hiện sự khéo léo của mỗi cô gái.

Piêu có nhiều loại khác nhau, có loại được thêu hoa văn bằng chỉ màu sặc sỡ, có loại chỉ là một tấm vải bông nhuộm chàm, tùy từng vùng, từng địa phương mà piêu có những sắc thái riêng của nó. Piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa đông giá lạnh…

Khăn dùng cho nam giới có hai loại: Một loại làm bằng vải bông trắng được viền bằng các loại chỉ màu, một loại làm bằng một tấm vải nhuộm chàm đen cũng được viền bằng các loại chỉ màu; khăn này chỉ dùng để quàng ở cổ gọi là (cuốn piêu, quàng piêu) tuỳ từng nơi mà khăn piêu có cách trang trí hoa văn và cách làm cút khác nhau.

Khăn Piêu dùng cho phụ nữ được thêu bằng các loại chỉ màu và được trang trí bằng các hoa văn đa dạng, đồng thời cũng là vật trang sức quan trọng của các cô gái Thái trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trong lúc đi chơi hay dự lễ hội…

Có nhiều cách tết: Piêu tết 3 sừng là piêu thường dùng, piêu tết 5 hay 7 sừng là piêu sang, dùng làm quà biếu, đội lúc bản mường có hội hè, cưới xin.  Khăn Piêu là đặc trưng của người dân tộc Thái với đường nét tinh sảo và hoa văn mang đậm chất núi rừng hoang sơ cùng màu sắc sặc sỡ, nó thể hiện tình yêu, sức mạnh nữ tính thật quyến rũ.

Chiếc khăn Piêu của phụ nữ Thái

Để làm ra một chiếc khăn piêu, người phụ nữ phải rất vất vả và trải qua nhiều công đoạn, từ trồng bông, dệt vải, quay xa, kéo sợi, nhuộm chàm đến lựa kim chỉ, thêu thùa. Tất cả công đoạn trên đều được làm bằng tay. Muốn hoàn thành một chiếc khăn thì người phụ nữ phải thêu liên tục từ 3- 4 tuần và được thêu vào bất cứ những lúc nào nhàn rỗi. Cho nên mới có câu hát: “Hạn khuống đêm trăng buông muôn ánh tơ vàng; Em dệt trăng lên trong ánh tơ vàng …”

Đồng bào Thái làm piêu từ loại vải bông tự dệt. Trước khi thêu, miếng vải được chọn làm khăn đội đều phải nhuộm chàm. Chàm là mầu nền để trên đó người phụ nữ Thái thêu lên các đồ án hoa văn bằng các loại chỉ màu (xanh, đỏ, tím, vàng, da cam….) ở hai đầu khăn. Piêu Thái không trang trí ở toàn bộ diện tích, chỉ tập trung trang trí ở hai đầu. Trước khi thêu, người ta ghép mảnh vải đỏ làm viền. Các viền đỏ bọc cho sợi ở các đầu khăn khỏi bị xổ ra, vừa như là giới hạn diện tích trang trí ở đầu khăn. Đường viền vải đỏ bọc ở ba mép đầu khăn rộng trên dưới 1 cm. Phụ nữ Thái dùng lối khâu luồn rất khéo, hạn chế tối đa đường chỉ lộ ra ngoài để cho đường viền màu đỏ và nền chàm của khăn liền làm một.

Phụ nữ Thái với chiếc khăn Piêu trong các dịp lễ hội

Khăn Piêu được sử dụng ở hầu hết thời gian sinh hoạt của người Thái. Tuy nhiên, ngày nay với sự giao thoa về văn hóa giữa Kinh – Thái khăn Piêu ít xuất hiện dần trong các trang phục thường ngày mà chủ yếu trong các dịp lễ hội, như hội cầu mùa, hội ném còn, hội xăng khan (ở vùng Thanh Hoá, Nghệ An) … hoặc vào dịp tết đến, xuân sang. Cứ mỗi độ xuân về các chàng trai, cô gái thái trong váy áo mới cùng nhau trải hội. Đây là những dịp quan trong để nam nữ thanh niên có điều kiện tìm hiểu và đưa tín hiệu tình yêu trao nhau.

Con gái Thái được mẹ dạy làm khăn Piêu từ nhỏ. Thường thì những cô gái thêu được nhiều khăn Piêu mới được xem là siêng năng, cần cù và là đối tượng lựa chọn của nhiều chàng trai từ khắp bản trên, làng dưới.
Hiện nay, tuy cuộc sống của người Thái có nhiều thay đổi; song đối với người phụ nữ Thái bộ trang phục váy, áo cóm, cúc bướm, xà tích, khăn piêu luôn được trân trọng và lưu giữ. Đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Thái từ xưa đến nay.

By: Lê Thị Anh Thư

0919.39 79 80

Email: thulta0406@gmail.com

12 thoughts on “Chiếc khăn Piêu

  1. Hi chị

    Cảm ơn bài viết của chị. Em từng biết về chiếc khăn piêu qua bài hát Chiếc khăn piêu của nhạc sĩ Doãn Nho mà nay mới được biết rõ ràng hơn về lịch sử và văn hóa của nó. Đúng là mỗi sự vật đều mang một linh hồn, chỉ có điều ta chưa khám pha ra mà thôi

    ĐỖ THỊ NGỌC QUÍ
    http://www.dothingocqui.com
    http://www.thitbokhovietnam.com
    CHUYÊN CUNG CẤP SỈ THỊT BÒ KHÔ

    Like

  2. Chào chị Thư,

    Bài việt thật quý giá, Đòi hỏi đàu tư của người viết và kiến thức rất sâu về thổ cẩm. mình thấy thổ cẩm là sản phẩm truyền thống của VN. Có thể quảng bá được nét đẹp VN ra thế giới. Mình mong có nhiều người tâm huyết với sản phẩm truyền thống như vậy.

    Chúc chị ngày càng thành công!

    Like

  3. Bài việt thật sâu sắc. nhìn những chiêc khăn phiêu mìn cảm nhận được nét đẹp Việt Nam. Thanks bạn

    Like

  4. Chào chị !
    Biết được chiếc khăn pieu qua 1 bài hát, đọc bàu này đúng là việc lmaf ra 1 chiệc khăn thể hiện sự khéo léo của 1 cô gái. Thể hiện nét văn hóa đậm chất vùng miền
    Thật thú vị , cám ơn chị đã chia sẻ nhé

    Like

  5. Chào chị !
    Chiếc khăn pieu thể hiện nét văn hóa đặc sắc của những cô gái Thái,là vật trang sức quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trong lúc đi chơi hay dự lễ hội.
    Màu sắc và kỹ thuật thêu cũng thật cầu kỳ.
    Cám ơn chị đã chia sẻ !
    Nguyễn Thùy Hoa
    http://nguyenthuyhoa.com/

    Like

  6. Hi bạn,

    Đọc bài của bạn không làm mình khỏi thú vị về chiếc khăn piêu, có những điều mà trước giờ mình chỉ nghe qua, nhưng chưa có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về nó. Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã chia sẻ nó tới mọi người.

    Chúc bạn vui khoẻ và thành công,
    Nguyễn Thanh Phượng
    Chủ sáng lập hoa lan FALA
    http://fala.vn
    http://thanhphuong.net

    Like

  7. Không ngờ lại có nhiều loại khăn thiêu đến vậy. em thích loại khăn thêu của người dân tộc. Nó có nết độc đáo riêng
    Chúc chị luôn KHOẺ và THÀNH CÔNG hơn trong cuộc sống.
    Bùi Văn Hùng
    Chủ sáng lập H’SaHa
    http://HSaHa.com/

    Like

  8. Chào chị!
    Khăn Piêu đúng là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời do bàn tay khéo léo của người con gái Thái tạo nên, không những vậy piêu còn là một sản phẩm văn hoá và tinh thần in đậm bản sắc dân tộc Thái.
    Nếu có dịp du lịch tới miền Tây Bắc chắc chắn em sẽ không bỏ qua vật kỉ niệm đầy ý nghĩa này.
    Cảm ơn bài chia sẻ sâu sắc của chị.
    VÕ THỊ THU THỦY
    http://ketoankiemtoan.info
    http://Vothithuthuy.com

    Like

  9. Em chào chị!
    khăn Piêu – nét văn hóa của dân tộc Thái. Em rất thích những chia sẻ thú vị của chị về chiếc khăn Piêu.cảm ơn bài viết của chị.
    Chúc chị có nhiều bài chia sẻ hay như thế này.
    VÕ OANH DIỄM
    vooanhdiem94@gmail.com

    Like

  10. chào bạn!
    bài hát này từng làm mưa làm gió trên bản xếp hạn
    mình rất thích bài hát
    bài viết của bạn cũng quá hay.
    đọc thấy thích ngay.
    Đặng Phước Lâm
    phuoclam0804@gmail.com

    Like

Leave a comment