“Lanh” đối với người Mông có ý nghĩa gì?

Trong y học cổ truyền: cây lanh được người Mông sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Khi bị các bệnh đau đầu, họ thường lấy lá lanh và lá cây ngải cứu gói vào một miếng lá chuối ủ dưới tro nóng rồi đem trườm lên chỗ đau. Trẻ em mắc các chứng bệnh ho gà, lên sởi, người ta có thể chữa bằng cách dùng hạt cây lanh đem rang vàng để làm nước uống. Vải lanh có độ bền cao, mặc mùa hè thì ấm mà mùa đông thì mát. Khi mặc ít bị cảm cúm và ốm đau.

Nghề dệt vải lanh của đồng bào Mông có từ rất lâu đời, có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, kinh tế và mang giá trị văn hóa rất sâu sắc đối với cộng đồng này nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.

Dường như người con gái Mông nào cũng biết tự trồng lanh, dệt vải, may áo cho mình. Quần áo vải lanh với hoa văn tinh tế không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn tạo nên bản sắc dân tộc độc đáo của người Mông. Cuộc sống vùng cao, nhất là vùng cao núi đá từ 800 đến 1.700 mét so với mặt biển, đối với người Mông thật chẳng dễ dàng gì. Nhưng họ vẫn tồn tại và phát triển. Cộng đồng người Mông có bản lĩnh kiên cường, một ý thức rất cao về việc trau dồi và giữ gìn bản sắc của dân tộc mình. Họ có cách sống riêng, cách nghĩ riêng khá độc lập, khó có thể bị trộn lẫn.

Phụ nữ Mông lại giỏi nghề làm lanh may áo váy, thêu dệt thổ cẩm, vẽ sáp nhuộm hoa văn. Ta hãy cùng nghe lời hát:

Lớn lên anh theo cha đi cày
Theo anh vào rừng săn thú
Lớn lên em theo mẹ tập thêu
Theo chị nhuộm chàm in hoa trên váy mới.

Với người Mông, trang phục không chỉ là đồ mặc thông thường mà nó còn đi sâu vào đời sống tâm linh. Hãy nghe lời người Mông

Ðói đến chết cũng không ăn thóc giống
Rách cũng phải có áo lanh mặc lúc chết

bởi lẽ “Chỉ có mặc vải lanh mới không lạc tổ tiên. Mặc vải lanh thì ma tổ tiên mới nhận được mặt con cháu”.

Vải lanh luôn xuất hiện trong các dịp lễ hội của người Mông

Vải lanh với người Mông đã trở thành tín hiệu để nhận biết cội nguồn kể cả khi đã rời xa cuộc sống nơi dương thế. Trong quan niệm của mình, sợi lanh là sợi chỉ dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên về đầu thai lại với con cháu, cho nên việt dệt vài đó chính là thể hiện tấm lòng thành của con cháu, người sống với người đã mất bên thế giới bên kia.

Dệt lanh được coi là một sáng tạo văn hóa vật chất của tộc người Mông. Cũng như nghề dệt có ở hầu khắp các tộc người nước ta, dệt lanh ra đời trước hết phục vụ nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt hằng ngày của bà con, đó là nhu cầu mặc. Hơn thế nữa, các sản phẩm từ dệt lanh còn phục vụ trong các nghi thức tín ngưỡng cộng đồng tộc người Mông, là thước đo phẩm hạnh của người phụ nữ.

Làm ra những tấm vải lanh là thước đo phẩm hạnh của người phụ nữ Mông

Người phụ nữ có vai trò chủ yếu trong nghề dệt. Người phụ nữ Mông cũng vậy, họ là lao động chính, là chủ nhân của nghề thủ công dệt lanh. Các cô gái Mông từ 12 đến 13 tuổi đã biết dệt và thêu. Suốt cuộc đời họ gắn bó với nghề dệt vải, thêu thùa, in hoa. Trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam, có thể nói người phụ nữ Mông là những người có sức bền bỉ nhất, cần cù lao động. Tuy nghề dệt lanh gắn bó với cuộc đời họ, các sản phẩm từ lanh làm ra để phục vụ gia đình nhưng đây cũng chỉ là nghề phụ trong đời sống tộc người. Vì vậy, người phụ nữ Mông phải tranh thủ mọi thời gian, mọi nơi, để chế biến lanh hay thêu dệt. Họ tước sợi lanh khi đi đường, khi đội đất lên nương… gần như người phụ nữ Mông nào cũng có bó lanh buộc quanh bụng để tranh thủ tước sợi.

Việc biến cây lanh thành những tấm vải hoàn chỉnh, đòi hỏi phải qua nhiều công đoạn khó, đòi hỏi sự khéo léo, nhẫn nại và bền bỉ của người phụ nữ Mông. Đây cũng chính là một trong những thước đo để đánh giá tài năng, phẩm chất và tính cách của người phụ nữ Mông. Đến khi bước vào dệt quần áo hay khăn… lại thể hiện sự sáng tạo của mỗi chị em, đó là các mô típ hoa văn, cách bài trí trên trang phục. Họ làm ra những bộ trang phục cho mình, cho mẹ đẻ, mẹ chồng trước và sau khi về nhà chồng. Mỗi sản phẩm dệt từ cây lanh là công sức và sáng tạo của người phụ nữ Mông.

Đôi bàn tay đã bị “chàm hóa”

Cây lanh có vai trò quan trọng trong đời sống của người Mông, sản phẩm từ lanh không chỉ đáp ứng nhu cầu mặc hàng ngày mà nó còn gắn bó với đời sống tâm linh, gắn bó với lịch sử tộc người. Trong hôn lễ hay tang ma, vải lanh là một vật biểu trưng không thể thiếu. Người Mông từ bao đời nay vẫn tin rằng: Sợi lanh là sợi dây nối giữa con người với thần linh, giữa người chết với người sống.

Trang phục vải lanh là một dấu hiệu nhận biết giữa người chết với tổ tiên của họ. Khi mừng thọ cho bố mẹ già thì con phải sắm cho mỗi người một bộ áo lanh, để sau này khi về với tổ tiên mặc áo đó thì người ở thế giới bên kia mới nhận biết được. Theo phong tục của tộc người Mông, trong tang ma, khi khâm liệm thì quần áo mặc cho người chết cũng như dây đeo các loại vật dụng khác như: dao, nỏ, cáng, thừng buộc trâu đều làm bằng chất liệu lanh, người đến phúng viếng cũng mặc trang phục lanh.

Sắc màu thổ cẩm lanh của người Mông đã thành phẩm

Mỗi sản phẩm của mỗi dân tộc là một sáng tạo mang nét đặc trưng, cách sáng tạo ấy được người Mông thể hiện trên từng tấm vải lanh với những hoa văn phong phú và sắc phục sặc sỡ. Hình ảnh cô gái Mông với những bộ trang phục vải lanh tự dệt đã trở thành biểu tượng của tộc người Mông.

Nghề dệt lanh cũng như một số nghề thủ công khác chưa bao giờ tự nó trở thành văn hóa nhưng các sản phẩm từ nó là những nét văn hóa. Các sản phẩm từ dệt lanh trước kia chỉ phục vụ cho đời sống hàng ngày của bà con nhưng giờ đây đã trở thành các sản phẩm hàng hóa có giá trị.

P/s: Để sở hữu những sản phẩm từ vải lanh cùng với nhiều hoa văn đặc sắc, hãy liên hệ với chúng tôi!

By: Lê Thư (lethianhthu.com)

0919.39 79 80

Email: thulta0406@gmail.com

12 thoughts on ““Lanh” đối với người Mông có ý nghĩa gì?

  1. Chào chị

    Em rất thích bài viết chị chia sẻ. Nó giúp em biết được nhiều hơn quy trình làm ra những miếng vải thổ cẩm.Mỗi sản phẩm của mỗi dân tộc là một sáng tạo mang nét đặc trưng, cách sáng tạo ấy được người Mông thể hiện trên từng tấm vải lanh với những hoa văn phong phú và sắc phục sặc sỡ. Hình ảnh cô gái Mông với những bộ trang phục vải lanh tự dệt đã trở thành biểu tượng của tộc người Mông.

    Chúc chị luôn vui vẻ và công việc ngày càng tiến triển
    ĐỖ NGỌC QUÝ
    http://www.dothingocqui.com
    http://www.thitbokhovietnam.com
    CHUYEN CUNG CẤP SỈ THỊT BÒ KHÔ

    Like

  2. Hi chị

    Mình nghe nhiều về vải lanh, đọc bài chị càng rõ thêm nữa. Cảm ơn chị đã chia sẻ.
    “Nghề dệt vải lanh của đồng bào Mông có từ rất lâu đời, có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, kinh tế và mang giá trị văn hóa rất sâu sắc đối với cộng đồng này nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.”

    Nguyễn Thị Thuỳ Trinh

    Like

  3. Chào chị,

    Nhìn những hoa văn trên vải lanh làm mình rất muốn sở hữu chúng. Chị chia sẻ thêm cho mình những mẫu đang có vào mail mình nhé!

    Chúc chị nhiều sức khoẻ,
    Nguyễn Thanh Phượng
    Chủ sáng lập hoa lan FALA
    http://fala.vn
    http://thanhphuong.net

    Like

  4. Thật là thú vị. Người mong có truyền thống văn hóa lâu đời. Các sản phẩm củ họ mang đạm chất truyền thống. Bên mình cũng đã kinh doanh theo phương châm này. bảo tồn văn hóa VN và truyền bá nó ra công đòng thế giới. Mình đang rất muốn kết hợp với bạn.

    Bên mình đang có bài thuốc của ngư y cung đình huế triều nguyễn để trị gàu và nấm da đầu. Đã hoàn thiện sản phẩm mà mình muốn nó khác biệt. Nếu làm bao bì bằng thổ cẩm của bạn thì tuyệt vời lắm nhỉ. Bạn Có thể thiết kế cho mình 1 cái bao bì mẫu bằng thổ cẩm không?
    Dòng này mình phân phối chủ yếu cho các SPA. nen cần cao cấp.

    bạn vô xem qua Sản phẩm của mình ở trang này nhé! Hy vọng được hợp tác cùng bạn.
    http://myphamthaoduochanquoc.com/salespage/dich-vu.html

    Like

  5. Chào chị !
    Bài chia sẻ thật sự thú vị, giúp tôi biết thêm. Từ sợi lanh là sợi chỉ dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên về đầu thai lại với con cháu, cho nên việt dệt vài đó chính là thể hiện tấm lòng thành của con cháu, người sống với người đã mất bên thế giới bên kia.
    Cám ơn chị đã chia sẻ nhé !
    NGUYỄN THÙY HOA
    http://nguyenthuyhoa.com/
    http://botmatnatunhien.com/

    Like

  6. Chào bạn !
    Cám ơn bài chia sẻ thú vị. Mỗi sản phẩm của mỗi dân tộc là một sáng tạo mang nét đặc trưng, cách sáng tạo ấy được người Mông thể hiện trên từng tấm vải lanh với những hoa văn phong phú và sắc phục sặc sỡ. Hình ảnh cô gái Mông với những bộ trang phục vải lanh tự dệt đã trở thành biểu tượng của tộc người Mông.
    Việc tạo nên những tác phẩm thổ cẩm thật sự công phu, rất đáng để gìn giữ đến thế hệ mai sau

    BIU Nguyễn -TP.HCM

    Like

  7. Nghề dệt vải lanh của đồng bào Mông có ý nghĩa, văn hoá dân tộc. Người nước ngoài rất thích những sản phẩm của dân tộc mình
    Chúc bạn luôn KHOẺ và THÀNH CÔNG hơn trong cuộc sống.
    Bùi Văn Hùng
    Chủ sáng lập H’SaHa
    http://HSaHa.com/

    Like

  8. chào bạn!
    càng đọc bài của bạn mình thấy đất nước Việt Nam quả là có
    những văn hóa rất đáng quý.
    kết hợp những yếu tố này kinh doanh và làm du lịch thì tuyệt

    Like

  9. Chào chị!
    Đọc bài chị em biết thêm một ngành nghề dệt, biết thêm nét văn hóa dân tộc Mông
    “Người phụ nữ có vai trò chủ yếu trong nghề dệt. Người phụ nữ Mông cũng vậy, họ là lao động chính, là chủ nhân của nghề thủ công dệt lanh. Các cô gái Mông từ 12 đến 13 tuổi đã biết dệt và thêu. Suốt cuộc đời họ gắn bó với nghề dệt vải, thêu thùa, in hoa. Trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam, có thể nói người phụ nữ Mông là những người có sức bền bỉ nhất, cần cù lao động”
    Chúc chị luôn thành công nhé!

    Võ Thị Thu Thủy
    http://ketoanaau.com

    Like

  10. Chào chị!
    Bên chị cung cấp vải Lanh bao nhiêu một m vậy ạ, nếu mua số lượng lớn có chiêt khấu không chị?
    Mong chi hồi âm

    Like

Leave a comment